Thương mại và tài chính Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Hồ

Nhà Hồ có chính sách đánh thuế khá cao nhằm hạn chế buôn bán. Năm 1400, nhà Hồ chia các thuyền buôn làm ba hạng: thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng: Thượng đẳng mỗi chân chèo nộp thuế 5 quan, trung đẳng 4 quan, hạ đẳng 3 quan.[3] Điều này được lý giải trên 2 góc độ: để tăng thu ngân khố và vì lý do quốc phòng, sợ cuộc xâm lăng của nhà Minh.[4]

Khác với các triều đại trước ban hành tiền kim loại để tiêu dùng trong dân, nhà Hồ áp dụng tiền giấy "Thông Bảo hội sao". Việc ban hành tiền giấy được Hồ Quý Ly thực hiện khi ông nắm thực quyền trong triều đình nhà Trần và đã cho ban hành ngay từ năm 1396 thời Trần Thuận Tông. Sang thời Hồ, chính sách tiền tệ này tiếp tục được Hồ Quý LyHồ Hán Thương thực hiện. Nếu người nào làm giả tiền giấy hoặc tàng trữ riêng hoặc tiêu dùng riêng thì phải tội tội tử hình[3].

Hồ Hán Thương còn ra chính sách đặt tiêu chuẩn cho cân thước thưng đấu, định giá tiền giấy để trao đổi. Tuy nhiên, tiệc dùng tiền giấy không được sự ủng hộ của dân chúng và nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này. Lý do quan trọng nhất là tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ không được đảm bảo bằng tiền đồng. Các thương gia không thích tiền giấy nên họ bán giá cao hoặc đóng cửa hàng. Hồ Hán Thương bèn lập điều luật để xử tội không tiêu tiền giấy, bán giá cao, đóng cửa hàng, bao che giúp nhau[2]. Chính sách này càng làm hạn chế hoạt động kinh doanh buôn bán trong đời sống xã hội[5].